Hậu quả Tổng_tuyển_cử_Campuchia,_1993

Ngày 31 tháng 5 năm 1993, CPP đã nộp đơn khiếu nại với Akashi những tuyên bố về sự bất thường trong các cuộc bầu cử. Khi Akashi bác bỏ các khiếu nại của CPP, Hun Sen và Chea Sim đã đề nghị Sihanouk đảm nhận toàn bộ quyền hành pháp với tư cách là Nguyên thủ quốc gia.[1] Sihanouk chấp nhận sáng kiến này và đưa ra tuyên bố vào ngày 3 tháng 6 rằng ông sẽ đảm nhận vị trí Nguyên thủ quốc gia Campuchia. Các bộ sẽ được phân chia giữa FUNCINPEC và CPP trên cơ sở năm mươi năm mươi. Chủ tịch FUNCINPEC Ranariddh, cũng như một số quốc gia bao gồm Mỹ, Vương quốc Anh, Úc và Trung Quốc phản đối sáng kiến này. Mỹ buộc tội rằng sáng kiến của Sihanouk sẽ vi phạm tinh thần của cuộc bầu cử cũng như các điều khoản được quy định trong Hiệp định Hòa bình Paris. Ngày hôm sau, Sihanouk từ bỏ sáng kiến nắm trọn vẹn quyền điều hành.[24]

Một tuần sau vào ngày 10 tháng 6, Hun Sen tuyên bố rằng bảy tỉnh miền Đông, tất cả đều giáp biên giới Việt Nam đã tách khỏi Campuchia dưới sự lãnh đạo của Phó Thủ tướng khi đó là Norodom Chakrapong và Bộ trưởng Nội vụ Sin Song. Hun Sen tránh ủng hộ nỗ lực ly khai công khai, nhưng cáo buộc Liên Hợp Quốc tạo ra gian lận bầu cử hòng ngăn chặn thất bại của CPP trong cuộc bầu cử. Chakrapong và Sin Song đã tấn công các cơ quan chính trị thuộc quyền FUNCINPEC và BLDP ở các tỉnh, đồng thời ra lệnh cho các quan chức UNTAC rời khỏi các tỉnh dưới sự kiểm soát của họ. Một cuộc họp Quốc hội khẩn cấp bắt đầu vào ngày 14 tháng 6 để cho Sihanouk được tái lập làm Nguyên thủ quốc gia, với Ranariddh và Hun Sen được bổ nhiệm làm đồng thủ tướng với các quyền lực hành pháp ngang nhau.[25] Khi Hun Sen gửi một lá thư cho Akashi để tuyên bố sự ủng hộ của ông đối với việc tiếp tục sự quản lý lâm thời của UNTAC, Chakrapong và Sin Song đã từ bỏ các mối đe dọa ly khai.[26] Trong ba tháng tiếp theo, Sihanouk đã chủ trì một chính quyền lâm thời nhân đợt từ chức của ông vào ngày 21 tháng 9, và ông bèn tái lập danh hiệu Quốc vương Campuchia hai ngày sau đó vào ngày 23 tháng 9 năm 1993.[27]